Bước 1: Thăm khám chuẩn bị
- Tiến hành thăm khám dấu hiệu sinh tồn, tiền sử bệnh lí, vùng mũi cần phẫu thuật của bệnh nhân.
- Tiến hành các xét nghiệm thường qui trước phẫu thuật. ( Công thức máu, thời gian máu chảy máu đông, sinh hóa, điện tim, XQ phổi..)
- Có thể thực hiện gây mê hoặc tiền mê hoặc tê tại chỗ nếu vùng da phẫu thuật ít, bệnh nhân chấp nhận được phẫu thuật gây tê.
- Thăm khám, siêu âm tại chỗ xác định mạch máu đánh dấu, vùng cần phẫu thuật.
Bước 2: Thực hiện
STT | Người thực hiện | Các bước thực hiện | Mô tả cụ thể | ||
|
Điều dưỡng dụng cụ, KTV gây mê, BS | – Thiết lập đường truyền tĩnh mạch.
– BN được gây mê, tiền mê hoặc tê tại chỗ. – Sát trùng, bộc lộ vùng khuyết da và vùng cần lấy da ghép bằng dung dịch sát khuẩn. – Trải sant vô khuẩn lên vùng phẫu thuật. |
|||
BS |
|
– Gây tê tại chỗ
– Gây tê tăng cường khi mổ mê |
|||
BS |
|
– Rạch da theo vùng đã đánh dấu.
– Tiến hành bóc tách xoay chuyển vạt da( vạt trán trước, vạt vi phẫu tự do…) Chuyển vạt tạo hình cấu trúc mũi. – Khâu đính vạt da từng lớp, chú ý không để vạt da bị xoắn có thể gây tắc mạch sau này. Vạt da sau khi may không quá căng, nếu được nên khâu mũi chỉ chờ. |
|||
BS |
|
– Khâu da. | |||
BS
|
– Cân đối, hài hòa
– Vết mổ khâu kín – Không chảy máu vết mổ |
Bước 3: Hậu phẫu
- Thăm khám rửa vết thương mỗi ngày ngày, theo dõi những bất thường vết dấu hiệu sinh tồn, tình trạng vết thương.
- Đánh giá tình trạng sống của vạt da để lên hướng điều trị thích hợp trường hợp vạt da không sống tốt.
- Cắt chỉ sau 7- 10 ngày.
(Theo quyết định số 3449/ QĐ-BYT ngày 07/06/2018 của Bộ Y tế ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ)