Bước 1: Thăm khám – chuẩn bị
- Thăm khám, tư vấn về tình trakng biến chứng vùng mắt hiện tại cần phẫu thuật của bệnh nhân.
- Vẽ đánh dấu vùng mắt cần phẫu thuật.
- Thực hiện xét nghiệm cơ bản cho phẫu thuật gây tê (thời gian máu chảy, máu đông).
Bước 2: Thực hiện
Stt | Người thực hiện | Các bước thực hiện | Mô tả cụ thể | ||
|
Điều dưỡng dụng cụ, KTV – BS gây mê.
BS |
– Vẽ đánh dấu vùng mắt cần phẫu thuật.
– Tư thế nằm ngữa . – Thiết lập đường truyền tĩnh mạch. |
|||
BS |
|
– Sát trùng vùng cần phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn.
– Trải sant phẫu thuật. – Chích tê vùng mắt cần phẫu thuật. |
|||
BS |
|
– Rạch vùng mắt đã đánh dấu. Đối với từng trường hợp xử trí:
+ Chảy máu: cầm máu kỹ bằng đốt điện, băng ép. + Nhiễm trùng do chỉ may: lấy bỏ chỉ, uống thuốc kháng sinh sau mổ. + Sụp mi: nếu không hết sau vài tuần, phải phẫu thuật phục hồi cơ nâng mi. + Thiếu da mắt không nhắm được: xoay vạt da lân cận, ghép da. + Lật mi dưới: bóc tách sẹo co rút, neo cố định góc mắt ngoài. |
|||
BS |
|
– Mức độ biến chứng sau mổ.
– Độ cân đối hai bên. |
|||
BS |
|
– Khâu da |
Bước 3: Hậu phẫu
- Uống thuốc theo toa.
- Cắt chỉ 5-7 ngày tùy mức độ biến chứng.
- Tái khám sau 5 ngày hoặc có dấu hiệu bất thường.
(Theo quyết định số 3449/ QĐ-BYT ngày 07/06/2018 của Bộ Y tế ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ)