Bước 1: Thăm khám – chuẩn bị
- Thăm khám, tư vấn về tình trạng biến chứng căng da mặt hiện tại cần phẫu thuật của bệnh nhân.
- Vẽ đánh dấu vùng biến chứng cần phẫu thuật.
- Thực hiện xét nghiệm cơ bản cho phẫu thuật gây tê (thời gian máu chảy, máu đông), tiền mê hoặc mê tại bệnh viện ( công thức máu, sinh hóa,…).
Bước 2: Thực hiện
Stt | Người thực hiện | Các bước thực hiện | Mô tả cụ thể | ||
|
Điều dưỡng dụng cụ, KTV – BS gây mê.
BS |
– Vẽ đánh dấu vùng cằm cần phẫu thuật.
– Tư thế nằm ngữa. – Thiết lập đường truyền tĩnh mạch. |
|||
BS |
|
– Sát trùng vùng cần phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn.
– Trải sant phẫu thuật. – Chích tê niêm mạc vị trí cần phẫu thuật đã đánh dấu. |
|||
BS |
|
– Đối với từng trường hợp xử trí:
+ Chảy máu, máu tụ: đối với khối máu tụ ít, có thể dùng kim hút dịch, dẫn lưu. Đồi với trường hợp máu chảy không cầm được, phải mổ hở đốt điện cầm máu kỹ, băng ép. Kiểm soát huyết áp. + Nhiễm trùng: cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép, dùng kháng sinh tĩnh mạch. + Hoại tử da: chăm sóc da mổ bằng cách thay băng, dẫn lưu, bôi kem kháng sinh chứa Oxit bạc nếu cần thiết sử dụng máy VAC. Trường hợp cần cắt bỏ da không cắt nhiều hơn 1cm + Tổn thương thần kinh: phẫu thuật nối thần kinh. +Sẹo quá phát, sẹo lồi: chích Triamcinolone, thoa gel silicone. |
|||
BS |
|
– Tình trạng biến chứng sau phẫu thuật. | |||
BS |
|
– Khâu da.
– Băng vết thương. – Kê toa thuốc hậu phẫu.
|
Bước 3: Hậu phẫu
- Thay băng rửa vết thương sau 3 ngày, rút ống dẫn lưu sau 24-48h tùy tình trạng dịch. Theo dõi tình trạng da, nhiễm trùng.
- Uống thuốc theo toa.
- Cắt chỉ sau 7-10 ngày.
(Theo quyết định số 3449/ QĐ-BYT ngày 07/06/2018 của Bộ Y tế ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ)