Silicon lỏng là một polymer kết hợp oxy và tổng hợp các nguyên tố Si semimetallic (dimethylpolysiloxane) đã được sử dụng rộng rãi cho mục đích thẩm mỹ từ trước những năm 1960. Bất chấp những nguy hiểm và lịch sử lâu dài của các ca tử vong, bệnh tật và biến dạng do tiêm silicon lỏng gây ra, các hoạt động làm đẹp bằng sử dụng silicon lỏng một cách bất hợp pháp vẫn còn phổ biến ở Việt Nam và trên khắp thế giới.
Vì sao không nên tiêm silicon lỏng trong thẩm mỹ?
Silicon thường được sử dụng một cách bất hợp pháp trong lĩnh vực làm đẹp do độ bền của nó, khả năng tăng thể tích dễ dàng và nhanh chóng, độ mềm mại, rẻ tiền. Tuy nhiên, tiêm silicon không phù hợp hoặc bất hợp pháp có thể gây ra các biến chứng ở vị trí tiêm và lan dần ra các vị trí khác làm tắc nghẽn mạch, nhiễm trùng, đau đớn, suy hô hấp và các vấn đề về phổi đe doạ tính mạng người được tiêm. Chưa kể thông thường việc tiêm silicone đang được thực hiện bằng silicone công nghiệp, không vô trùng, không được sử dụng trên cơ thể người.
Đối với hầu hết các mục đích Y học hợp pháp của silicon lỏng, silicon lỏng nên được cô lập khỏi mô mềm trong cơ thể. Vì nếu silicon lỏng tiếp xúc với mô mềm, nó sẽ tạo ra một phản ứng nguyên bào sợi trong cơ thể và sẽ tăng dần khối lượng tại vị trí silicon lỏng tiếp xúc với mô mềm. Vì lý do tăng dần khối lượng trong cơ thể mà nó tạo cảm giác giả cho bệnh nhân và nhiều bệnh nhân vẫn tin vào những lời quảng cáo của những người tiêm chích silicon dạo. Hoặc những cơ sở thẩm mỹ bất hợp pháp sử dụng silicon để tiêm như hình thức nâng ngực, nâng mông, tiêm môi, tiêm mũi… cho kết quả tức thời, không cần phải trải qua phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng những việc này gây tác hại nguy hiểm không lường.
Từ năm 1991, cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FAD) đã cấm sử dụng silicon lỏng trực tiếp vào cơ thể người.
Bạn cần phân biệt silicon nói chung – silicon lỏng và silicon dẻo sử dụng trong thẩm mỹ.
- Silicon nói chung: Silicon là polyme bao gồm bất kỳ chất trơ, hợp chất tổng hợp gồm các đơn vị lặp lại của siloxane, là một chuỗi xen kẽ các nguyên tử silicon và các nguyên tử oxy, thường xuyên kết hợp với carbon và / hoặc hydro. Chúng thường chịu được nhiệt và giống như cao su, và được sử dụng trong chất bịt kín, chất kết dính, chất bôi trơn, thuốc men, dụng cụ nấu ăn, và cách nhiệt và điện. Một số hình thức phổ biến bao gồm dầu silicon, dầu mỡ silicon, cao su silicon, nhựa silicon…
- Silicon lỏng dùng trong y học: Silicon lỏng sử dụng cho y học là silicone MDX 44011, có những đặc tính lý hóa của silicon nói chung nhưng có ưu điểm hơn và để sử dụng trong một số trường hợp nhất định.
- Silicon dẻo dùng trong thẩm mỹ: Silicon dẻo được dùng rất phổ biến trong thẩm mỹ, bao gồm các vật liệu cấy ghép, độn như: túi độn ngực, túi độn mông, thanh silicon nâng mũi, độn cằm, má… (còn gọi là gấy ghép implant). Silicon dẻo trong thẩm mỹ là tương đối an toàn.
Trước đây, để nâng ngực người ta thường sử dụng vật liệu cấy ghép là túi độn ngực có chứa silicon lỏng. Tuy nhiên, khả năng vỡ túi dộn ngực, silicon lỏng sẽ thâm nhập vào các mô bên trong gây ra nhiều biến chứng, làm giảm sự an toàn của chúng. Vì vậy ngày nay, để nâng ngực người ta sử dụng vật liệu cấy ghép an toàn, tính năng cao và chất lương hơn đó là các túi độn ngực có chứa gel silicon và muối biển (túi huyết thanh)
Những tác hại và biến chứng của việc tiêm silicon lỏng?
Các cơ sở thẩm mỹ bất hợp pháp không chỉ sử dụng silicon lỏng để bơm môi, má, cằm, …mà chúng thường được sử dụng phổ biến để bơm ngực và bơm mông. Số ca tử vong và biến chứng do tiêm silicon lỏng đã được nhiều báo chí đưa tin nhưng vẫn chưa xác định được chính xác các nguyên nhân của nó. Các nguyên nhân thường được cho là tắc nghẽn mạch hoặc suy hô hấp cấp. Tuy nhiên, tại Mỹ, đã có nhiều báo cáo về tình trạng bệnh nhân bị viêm phổi , bệnh phổi do silicone- biến chứng sau khi tiêm silicon lỏng ở những cơ sở bất hợp pháp.
1. Viêm phổi sau khi tiêm silicon lỏng: Đây có thể được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biến chứng nặng hoặc tử vong do tiêm silicon lỏng, nhưng có thể bị nhầm lẫn với các nguyên nhân khác như: tác nghẽn mạch.
Những tác hại đến phổi sau khi tiêm silocon lỏng được mô tả như độc tính nghiêm trọng trong phổi, viêm phổi cấp tính, hội chứng suy hô hấp cấp tính và tắc mạch phổi. Những biến chứng này có thể được xem là sự vô ý trong quá trình tiêm silicon dưới da như: tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, chấn thương tại vị trí tiêm, tăng áp lực mô tại vị trí tiêm. Hiện tượng cấp tính với các triệu chứng trên sẽ xảy ra tròng vòng 72 giờ sau khi tiêm silicon lỏng và nguy cơ sẽ tăng cao với liều tiêm cao hơn.
Những phát hiện bệnh lý trên sinh thiết phổi bao gồm xuất huyết phế nang, lắng cặn silicon trong phế nang và vùi trong các đại thực bào phế nang. Các sinh thiết của bệnh nhân cho thấy thâm nhiễm silicon, tràn vào khoang phế nang. Những phản ứng gây ra là tương tự như mô hình chấn thương gặp trong viêm phổi Lipoid ngoại sinh, một bệnh lý thường do hít phải dầu (chất béo lỏng).
Các biểu hiện thường thấy như: khó thở, thiếu oxi, ho ra máu, những phát hiện này giống như hô hấp và hội chứng suy viêm tiểu phế quản tắc nghẽn cấp tính tổ chức viêm phổi.
Ngoài ra, sau khi tiêm silicone, có thể xuyết hiện bênh phổi do silicone. Đây là kết quả do phản ứng miễn dich của cơ thể.
2. Shock phản vệ: Đây là biến chứng tức thì (cấp tính) sau khi tiêm silicon lỏng, cơ thể sẽ phản ứng cao với chất “lạ” khi đưa vào cơ thể và sẽ dẫn đến tử vong.
3. Thuyên tắc mạch: Biến chứng tức thì (cấp tính), xảy ra sau khi silicon lỏng được tiêm vào cơ thể không đúng chỗ, tiêm vào mạch máu có thể gây tắc nghẽn mạch, máu không được lưu thông dẫn đến tử vong.
4. Biến chứng gần sau khi tiêm silicon lỏng: Viêm da tại chỗ, đau nhức do silicon gây ra, hoặc kỹ thuật tiêm không đúng chỗ sẽ gây đau nhức khối mô cơ tại vị trí tiêm, biến dạng vị trí tiêm hoặc silicon không nằm không đúng vị trí.
5. Biến chứng theo thời gian: Những biến chứng này không xảy ra ngay sau khi tiêm mà chúng sẽ tác động đến cơ thể của bệnh nhân theo thời gian: Silicon lỏng sẽ xâm lấn mô trong cơ thể, gây viêm loét mô, hoại tử mô, silicon lỏng lan ra các vùng khác trên cơ thể, u hạt phản ứng, gây đau nhức, tắc nghẽn, biến dạng vùng bơm như: ngực, mông, môi, cằm…
Silicon cũng đã được chứng minh biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan xa vị trí tiêm, cho thấy các hiện tượng tắc mạch biểu hiện như sưng hạch vùng, tạo u hạt viêm gan, viêm thận kẽ, và các bệnh toàn thân cấp tính khác. Nhưng viêm phổi và di chứng thần kinh đặc biệt là những biến chứng cần chú ý khẩn cấp.
Bệnh nhân cần phân biệt giữa bơm ngực và phẫu thuật nâng ngực thẩm mỹ.
- Bơm ngực: Bơm ngực là hình thức nâng ngực mà không cần phẫu thuật, giúp tăng cường tỷ lệ và kích thước vòng 1, bằng cách tiêm silicon lỏng (còn được gọi là mỡ nhân tạo). Như các bạn đã biết, rủi ro và biến chứng xảy ra khi tiêm silicon lỏng là rất cao.
- Phẫu thuật nâng ngực: Là phương pháp phẫu thuật Tạo Hình Thẩm Mỹ làm tăng kích thước vòng một, bằng việc cấy ghép túi ngực. Vật liệu cấy ghép bao gồm túi độn ngực có chứa gel silicon, hoặc túi độn ngực chứa nước muối biển. Mặc dù có tác động của phẫu thuật, nhưng phương pháp này an toàn, cho kết quả tự nhiên, khả năng ít biến chứng sau phẫu thuật. Ngày nay, phương pháp phẫu thuật nâng ngực nội soi có thể giúp giảm thiểu sự xâm lấn trong quá trình phẫu thuật, độ chính xác cao và ít biến chứng sau phẫu thuật.