Trang chủ » Phẫu thuật nâng mũi » Phẫu thuật nâng mũi bằng vật liệu độn nhân tạo

Phẫu thuật nâng mũi bằng vật liệu độn nhân tạo

Sụn silicone nhân tạo từ lâu đã trở thành một trong những vật liệu phổ biến được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi của thanh silicone trong phẫu thuật nâng mũi thì chúng cũng có không ít những vấn đề phát sinh tiềm ẩn sau phẫu thuật.

Phẫu thuật nâng mũi bằng vật liệu độn nhân tạo là gì?

Phẫu thuật nâng mũi bằng vật liệu độn nhân tạo thanh silicone hay còn gọi là sụn silicone là một hợp chất cao phân tử (polymers) có tên hóa học là dimethylpolysiloxane, với thành phần chủ yếu là silicon kết hợp với oxygen, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl, bằng cách biến đổi các liên kết tạo ra các dạng tồn tại khác nhau như dạng lỏng, gel, rắn, dẻo. Thanh silicone y tế, có tính chất mềm dẻo, dễ sử dụng, dễ tạo hình,  dễ phẫu thuật khi chèn vào mũi và dễ lấy ra khi có các vấn đề biến chứng phát sinh.

Các thanh silicone sử dụng trong nâng mũi có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Tùy thuộc vào chiều dài, chiều rộng và cỡ mũi của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chọn hình dáng và kích cỡ phù hợp. Các hình dạng phổ biến của thanh sụn silicone là hình chữ L và hình chữ I, nó thường tạo hình sẵn theo hình dáng mũi. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể cắt, gọt, tạc, tạo hình thanh sụn silicone sao cho nó phù hợp với chiếc mũi của bạn.

Thanh silicone hình chữ L thường sử dụng để tăng chiều cao cho thân mũi và tăng cường thêm đường nét cho đầu – chóp mũi. Trong khi đó, thanh silicone hình I chỉ được sử dụng để tăng sống mũi và hạn chế tác động lên đầu mũi.

Có nên nâng mũi bằng vật liệu độn nhân tạo thanh sụn silicone?

Mặc dù thanh sụn silicone được sử dụng phổ biến do những tính chất dễ sử dụng của nó mang lại. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghiên cứu với các bệnh nhân sử dụng thanh sụn silicone để nâng mũi, chúng tôi nhận thấy rằng nhược điểm lớn nhất của chất liệu này là: dễ bị lộ sống (vật liệu cấy ghép – thanh silicone). Theo thời gian, do sức ép cọ sát của thanh silicone lên da sẽ làm cho da mũi  ngày càng mỏng. Bên cạnh đó, thanh silicone mặc dù mềm, dẻo nhưng không thể mềm mại và tự nhiên như da và sụn thật của chúng ta, nên khi sử dụng thanh sụn silicone để nâng sống mũi ở những trường hợp muốn nâng quá cao, hay nâng sóng ở những người có da mũi mỏng, sống mũi thấp nhiều sẽ tạo nên dáng mũi cứng, đơ, kém tự nhiên, và người nhìn dễ dàng nhận thấy chiếc mũi là sản phẩm của “phẫu thuật thẩm mỹ”.

Ngoài ra, mối quan tâm khác khi sử dụng thanh silicone để nâng mũi là khả năng bám dính của thanh silicon không nhiều, cần cố định cẩn thận và tạo khoang mũi vừa phải nếu không sẽ dễ bị lệch trong thời gian hậu phẫu.

Dù vậy, không thể phủ nhận những lợi ích của thanh silicone nhân tạo nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng với những kỹ thuật kết hợp trong nâng mũi.

 

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA PHẪU THUẬT THẨM MỸ

724 SƯ VẠN HẠNH, PHƯỜNG 12, QUẬN 10, TP.HCM

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật: TS. Bác sĩ NGUYỄN VĂN PHÙNG

Số CCHN: 001401/BYT-CCHN     Số điện thoại: 0902727138

Thời gian làm việc: Thứ 2–Thứ 6: từ 17h00- 21h00   Thứ 7–Chủ Nhật: từ 9h00 – 19h00

 

Tài liệu tham khảo

1.Bộ Y tế (2018) : Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành phẫu thuât Tạo hình – Thẩm mỹ, Nhà

xuất bản Y học.

2.Dessapt B (1998) : La chirurgie esthétique, Simep.

3.Friedberg B. L (2007): Anesthesia in Cosmetic Surgery, Cambridge University Press.

4.Gola G (2005) : Chirurgie esthétique et fonctionnelle de la face, Springer – Verlag France

5.Grabb W. C, Smith J. W et al (2014): Grabb and Smith’s plastic surgery, Lippincott Williams Wilkins.

6.Greer S. E, Benhaim P et al (2004): Handbook of Plastic_Surgery, Marcel Dekker.

7.Jeffrey E. J (2018): Essentials of Aesthetic Surgery, Thieme.

8.Hirsch R. J, Cohen J. L, Sadick N (2009): Aesthetic Rejuvenation – A Regional Approach, Mc Graw Hill.

9.Lee  L.Q. Pu, Yu-Ray Chen, Qing-Feng  Li, Woffles   Wu, Dae-Hwan  Park (2015): Aesthetic Plastic

Surgery in Asians: Principles and Techniques, Thieme.

10.McCurdy J. A, Lam S. M (2005): Cosmetic surgery of the Asian face, Thieme.

11.Panfilov D (2007): Aesthetic Surgery of the Facial Mosaic, Springer – Verlag Berlin.

12.Phòng khám chuyên khoa Phẫu thuật thẩm mỹ Thế Giới Đẹp (2018): Quy trình kỹ thuật áp dụng tại phòng khám, lưu hành nội bộ.

 

TS. BS Nguyễn Văn Phùng

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
 
 
  • Phẫu Thuật Thẩm Mỹ

  • Thẩm mỹ không phẫu thuật